Mất:4 phút, 43 giây để đọc.

Xử lý chấn thương là khâu quan trọng đối với các vận động viên. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia để bạn nhanh chóng phục hồi.

Xử lý chấn thương bằng cách kiểm soát khủng hoảng tâm lí chấn thương

Mitch Smith, một chuyên gia tâm lý thể thao tại đại học Florida Atlantic cho biết tâm trạng khi chấn thương cũng tương tự như khi ta mất đi một điều gì đó quan trọng trong cuộc sống.

Một số người tìm thấy được nguồn năng lượng tích cực bằng việc đọc sách của những Brunner với những trải nghiệm tương tự. Tựa sách “Rebound: Train Your Mind to Bounce Back Stronger from Sports Injuries” (tạm dịch “Trở lại: luyện tâm lý để trở lại mạnh mẽ hơn sau khi chấn thương”) được nhiều runner đón nhận nhiệt tình với các lời khuyên để chấp nhận những tâm trạng không vui: “Nếu bạn cảm thấy tiêu cực hoặc buồn bã, điều đó là hoàn toàn bình thường”.

Ngoài ra nhiều người cho biết việc giãi bày cùng người thân và bạn bè, thậm chí trên Facebook cũng mang lại những lợi ích to lớn, giúp chúng ta giảm stress và vơi đi nỗi buồn khi không được chạy.

Tuy nhiên Mitch Smith cũng lưu ý chúng ta không nên để người thân hoặc bạn bè nói ra những lời “có cánh” quá nhiều. Sự động viên cũng như những lời nhắn nhủ mang ý nghĩa tích cực là tốt, tuy nhiên liệu chúng có giúp ích hay không lại là một việc khác. Điều chúng ta cần là một ai đó biết lắng nghe, và không nhất thiết cần phải hồi đáp lại.

Kiểm soát hoạt động thường ngày

Việc tiếp theo mà các runner cần làm là tìm sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ có thể đến từ chuyên viên vật lí trị liệu (hay tiệm massage, châm cứu thường thấy ở Việt Nam), huấn luyện viên, người bạn tập hay bạn bè/người thân. Những người này có nhiệm vụ tìm hiểu và đưa ra quyết định về những việc bạn nên và không nên làm. Để có một quá trình hồi phục tốt.

Nhiệm vụ trên khá quan trọng vì ta rất dễ mất kiểm soát trong quá trình chấn thương, theo ghi nhận của Lauren Loberg, một chuyên viên tâm lí tại Utah. Trong thực tế, Loberg cho biết ta có thể kiểm soát được rất nhiều thứ. Bao gồm những việc không liên quan nhưng khá quan trọng trong việc hồi phục. Như dinh dưỡng và giấc ngủ.

Ngoài ra, các bài vật lí trị liệu như giãn cơ, dung xốp lăn (foam roll) cũng nên được sử dụng thường xuyên. Nhiều người chỉ cần kiên trì tập vật lý trị liệu. Cũng gần giống như tập bổ trợ trong gym. Ví dụ: Bài tập gym tại nhà để chữa chấn thương) và đã dứt điểm cơn đau. Mà không cần bỏ nhiều tiền chụp MRI để biết được tình trạng của đầu gối.

Tìm kiếm những điều tích cực giúp xử lý chấn thương tốt nhất

Dù chấn thương có thay đổi sinh hoạt và đời sống chúng ta ra sao. Nó cũng khó có thể thay đổi được con người của bạn. “Đôi khi chúng ta đầu tư quá nhiều vào việc tập luyện. Và tìm kiếm thành tích trong các giải đấu. Đến mức khi không thể thi đấu do chấn thương. Ta cảm thấy mất đi phương hướng sống”, Mitch Smith cho biết.

Theo kinh nghiệm của mình, anh bạn runner ngưởi Bỉ của tôi cho biết bản thân anh đã chủ động tìm động lực ở những lĩnh vực khác không liên quan đến chạy bộ. Chấn thương là thời gian mà anh ấy nghe nhạc nhiều hơn. Và thường bật audio book Harry Potter để nghe khi chạy nhẹ hồi phục. Harry Potter là tựa sách ưa thích của anh hồi bé. “Có thể hôm nay tôi vẫn cảm thấy đau khi chạy, nhưng ít ra tôi cũng có thời gian tìm công thức và nấu cho mình một bữa ăn lành mạnh, và nghe podcast. Vì vậy, có nhiều việc khác tạo thành động lực trong ngày.”, anh chia sẻ.

Chậm và chắc

Một trong những trở ngại lớn nhất khi chấn thương là chấp nhận. Thực tế rằng bạn không thể quay lại phong độ đỉnh cao tức thời. Smith cho biết chúng ta cần có những mục tiêu thực tế. Thay vì so sánh kết quả hôm nay với giai đoạn trước chấn thương. Ta nên so sánh với tuần trước đó để có thể đánh giá khách quan quá trình hồi phục của cơ thể.

Bằng cách theo dõi tiến độ theo ngày và tuần. Bạn sẽ nhận ra những điều bất ngờ và thần kì của cơ thể. Nếu hôm nay bạn đi bộ được 50m và không cảm thấy đau. Việc bạn đi bộ được 100m hôm nay đồng nghĩa với việc tiến bộ gấp đôi.

“Trong quá trình hồi phục tôi thường tập trung vào những hành động mà cơ thể có thể kiểm soát. Cũng như cảm thấy biết ơn về những hành động nhỏ đó. Làm vậy giúp tôi theo dõi được tiến độ hồi phục cũng như có được niềm tin về tương lai.”.

Một điều bạn cần lưu ý rằng không phải ai cũng sẽ tiến bộ hơn so với ngày hôm qua. Do đó, bạn nên theo dõi tiến độ của tuần này so với tuần trước. Nhằm đảm bảo sự đánh giá khách quan hơn.

Theo boidapchay