Mất:4 phút, 2 giây để đọc.

Chấn thương dây chằng chéo không phải là điều quá xa lạ với những người quan tâm đến bóng đá. Cho dù là cầu thủ chuyên nghiệp hay vận động viên đá bóng nghiệp dư, nguy cơ chấn thương đều có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Dây chằng chéo và chấn thương dây chằng chéo là gì?

Khu vực đầu gối là một khu vực rất phức tạp với sự kết nối của hai xương và các cơ lớn. Trong đó, hai xương đùi và cẳng chân được kết nối với nhau bởi hai dây chằng bắt chéo ở mặt trước và sau.

Nhờ sự giữ chặt của các dây chằng chéo mà khớp nối mới có thể chắc chắn, linh hoạt và đáp ứng được các yêu cầu về vận động như chạy, nhảy hằng ngày của con người.

Theo nhiều chuyên gia: có thể hiểu là tình trạng dây chằng chéo bị căng, đứt một phần hoặc đứt toàn bộ”.

Phân loại chấn thương đứt dây chằng chéo

Thông thường có 2 loại chấn thương đứt dây chằng chéo bao gồm:

– Đứt dây chằng chéo do chấn thương trực tiếp

Đây là những chấn thương về mặt vật lý xảy ra khi phần chân bị va chạm như ngã xe, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Những chấn thương đứt dây chằng chéo này thường chỉ chiếm 30% tổng số các trường hợp.

– Đứt dây chằng chéo gián tiếp

Đây là chấn thương xảy ra khi không có va chạm vật lý, chủ yếu xuất phát từ vận động và thường khá phổ biến ở người chơi các môn thể thao phải chuyển hướng đột ngột hoặc thường xuyên bật nhảy như bóng đá, bóng rổ, tennis…

Trong số các môn thể thao, bóng đá được coi là môn thể thao dễ bị đứt dây chằng chéo nhất. Theo thống kê, gần 70% số ca đứt đây chằng chéo xuất phát từ chơi thể thao.

Nguyên nhân khiến cầu thủ bóng đá hay đứt dây chằng chéo?

Việc chuyển hướng đột ngột là điều khá phổ biến khi chơi bóng đá, bản thân các cầu thủ chuyên nghiệp cũng là những người có dây chằng chéo chắc chắn hơn người bình thường nhưng chấn thương dây chằng chéo vẫn xảy ra.

Nguyên nhân chính của tình trạng đứt dây chằng chéo ở các cầu thủ chính thường nằm ở 3 yếu tố dưới đây:

Thi đấu quá nhiều

Nếu không được nghỉ ngơi để phục hồi về trạng thái ban đầu, dây chằng chéo sẽ luôn căng và cực kì dễ tổn thương mà không hề có triệu chứng báo trước.

Dinh dưỡng không đủ

Dinh dưỡng là điều cực kì quan trọng với mọi cầu thủ, nó giúp phục hồi và phát triển các cơ bắp.

Dây chằng cũng tương tự như vậy, việc thiếu đi các dưỡng chất cần thiết cho dây chằng như collagen, chất đạm và can-xi có thể khiến việc phục hồi dây chằng trở nên khó khăn.

Không khởi động kĩ

Khởi động được coi là yêu cầu bắt buộc với các cầu thủ chuyên nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp, điều này hay bị bỏ qua.

Việc không khởi động kĩ thường khiến cho dây chằng không kịp chuyển từ trạng thái nghỉ sang vận động đột ngột sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị chấn thương dãn hoặc đứt.

Dấu hiệu của chấn thương dây chằng chéo trước

Một số dấu hiệu nhận biết bị chấn thương đứt dây chằng chéo; có thể được thể hiện như dưới đây:

Đầu gối bị sưng đau

Người bị chấn thương đứt dây chằng thường sẽ có dấu hiệu điển hình là đau khớp gối. Cụ thể, đầu gối sưng tấy làm khớp xương khó vận động.

Cơn đau dữ dội hơn khi vận động mạnh; hoặc vẫn tiếp tục di chuyển nên cần sự trợ giúp của người khác; giống với trường hợp đứt dây chằng của tiền vệ Lương Xuân Trường năm ngoái.

Xem thêm: Lời khuyên và chia sẻ cách vận động quá sức có hại thế nào?

Khớp gối bị lỏng

Sau khoảng 2 – 3 tuần, các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy không còn nữa. Bệnh nhân có thể đi lại; tuy nhiên sẽ không thể như lúc ban đầu mà có cảm giác khớp gối bị lỏng; không chắc chắn như ban đầu

Lời kết

Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu protein; canxi và collagen với sự tư vấn của chuyên gia là điều rất cần thiết; để có dây chằng khỏe mạnh. Trên đây là những thông tin hữu ích về chấn thương dây chằng chéo. Để giúp bạn phòng chống hiệu quả nhất khi tập luyện thể thao nhé.

Nguồn: Tổng hợp