Mất:3 phút, 30 giây để đọc.

Tập gym đặc biệt là với người mới tham gia tập luyện thể hình thì rất dễ gặp phải chấn thương. Nhiều bạn khi tới phòng gym chỉ chú ý tới việc tập nặng. Ttập nhiều để cơ bắp to đẹp hơn nhưng không hề để ý tới nguy cơ chấn thương mình có thể gặp phải. Phòng hơn chữa, bạn cần hiểu rõ một số loại chấn thương cơ thể gặp phải khi tập gym để việc tập luyện an toàn hơn.

Cần biết các loại chấn thương khi tập gym

Thứ 1: Chuột rút

Đây là loại chấn thương nhẹ nhất, dấu hiệu khi bị chuột rút là các các cơ bắp sẽ bị căng cứng, không thể cử động được nữa. Người bị chuột rút sẽ có cảm giác đau ở vùng cơ bị căng.

Thứ 2: Rách cơ, vỡ cơ

Trong quá trình bạn tập gym, nếu cơ phải hoạt động quá sức và vượt quá giới hạn chịu đựng thì cơ sắp sẽ bị vỡ hoặc rách. Chấn thương này khá nghiêm trọng khi bị vỡ cơ hay rách cơ thì sẽ rất đau đớn. Máu chảy bên trong dẫn tới hiện tượng thâm hoặc sưng ở dưới da.

Thứ 3: Chấn thương gân

Gân là phần nói cơ bắp với xương đẻ bảo đảm phối hợp cử động. Gân rất chắc chắn nhưng lại có ít mạch máu dẫn tới để nuôi, vì vậy khi xảy ra tình trạng chấn thương gân thì sẽ mất thời gian khá lâu để bình phục. Khi phải chịu tải trọng hoặc các động tác chuyển hướng đột ngột thì dây chằng và gân có thể sẽ bị rách hoặc đứt.

Thứ 4: Chấn thương dây chằng

Cũng giống như gân, nhưng dây chằng có sự khác biệt là nó kết nối các phần xương lại với nhau. Vì vậy, chấn thương dầy chẳng ở mức độ năng như rách hay đứt sẽ không có khả năng phục hồi.

Thứ 5: Chấn thương sụn chêm

Ở giữa các đầu xương như cột sống, đầu gối có phần sụn chêm để bảo vệ chúng. Nhưng khi sụn chêm phải chịu áp lực lớn hoặc sai hướng nó sẽ bị lệch nứt hoặc vỡ khiến bạn rất đau đớn. Đặc biệt là tình trạng chấn thương thoát vị đĩa đệm sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng về lâu về dài.

Thứ 6: Chấn thương khớp cổ tay

Dấu hiệu nhận biết là bạn sẽ thấy cổ tay bị tê và đau nhẹ khi xoay cổ tay, nếu vận động mạnh sẽ đau nhức hơn, khi xoay cổ tay sẽ thấy tiếng lách cách. Tình trạng chấn thương này liên quan tới các sợi dây chằng nhỏ nên rất lâu khỏi và dễ tổn thương nếu cổ tay phải hoạt động nhiều.

Thứ 7: Chấn thương đầu gối và lưng

Nguyên nhân là do deadlift nặng hoặc tập các bài tập vặn người sai; ví dụ như ngồi đẩy vai Military press sai tư thế… Chấn thương này cũng khá thường gặp thì dạng bài tập squat hay deadlift đòi hỏi kỹ thuật cao; trong khi người mới tập lại không để ý và nắm rõ kỹ thuật. Triệu chứng thường gặp là đau khớp gối và đau nhức vùng lưng.

Xem thêm: tránh chấn thương trước khi tập luyện thể dục

Thứ 8: Chấn thương khớp khủy tay

Nguyên nhân do người tập nằm đẩy mức tạ quá nặng hoặc khóa khớp khủy tay; điều này khiến cho bó cơ không còn độ căng; trọng lượng tạ dồn về phần xương cánh tay và ổ khớp. Từ đó gây chèn ép bao dịch hoạt lâu ngày gây biến dạng và bao dịch hoạt thoái hóa dần.

Thứ 9: Chấn thương khớp vai

Loại chấn thương này rất thương gặp; triệu chứng dễ nhận thấy đó là vai bị đau. Khi xoay có tiếng kêu lục cục và đau ê ẩm. Nguyên nhân là do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm gân; cơ dây chằng, sụn khớp và màng dịch, từ đó dẫn tới khớp vai bị hạn chế vận động.

Theo Ngô Hòa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp