Mất:4 phút, 1 giây để đọc.

Bị chuột rút dễ gặp phải trong quá trình bạn hoạt động thể thao hay vận động mạnh. Vậy chuột rút có nguy hiểm không, tại sao lại hay bị chuột rút và những cách chữa chuột rút hiệu quả? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc này cho bạn

Những yếu tố dẫn đến chuột rút

  • Do cơ thể bị mất nước: khi vận động nhiều và liên tục trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng bị mất nước. Vận động viên sẽ gặp phải trường hợp này khá thường xuyên.
  • Những người lớn tuổi sẽ có khả năng bị chuột rút cao hơn, vì họ đã bị mất đi một phần cơ bắp khiến cho các cơ còn lại làm việc quá sức gây nên chuột rút.
  • Thời kỳ của phụ nữ mang thai: thường vào tháng thứ 6 của thai kỳ là thời điểm chuột rút xảy ra thường xuyên ở phụ nữ. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu một số dưỡng chất: magie, photpho, calcium, …. Bên cạnh đó việc thai nhi phát triển to hơn sẽ làm cho dây chằng tử cung và các cơ ở khu vực này bị giãn ra. Điều này làm mạch máu ở chân bị chèn ép sẽ gặp phải hiện tượng căng cơ chuột rút chân, đặc biệt là ban đêm.
  • Những người mắc các bệnh như: tiểu đường, thiếu máu, suy gan, các bệnh liên quan đến thần kinh, rối loạn tuyến giáp,…cũng có khả năng sẽ bị co cơ thường xuyên.

Cách chữa chuột rút

Chuột rút có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và nguy hiểm hơn nếu ở các thời điểm đang chạy bộ, bơi lội hay đang lái xe. Và đây là một số cách giúp bạn chữa chuột rút nên áp dụng khi chúng xảy đến

Chữa Chuột Rút Trong Qúa Trình Vận Động
  • Chuột rút ở bắp chân: duỗi cơ về phía ngược lại (ví dụ như căng cơ ở phía trước thì co chân về sau), từ từ kéo giãn từng đầu ngón chân của bạn hướng lên phía trần nhà.
  • Chuột rút ở bắp đùi: bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người khác, hỗ trợ kéo chân duỗi thẳng và ấn vào đầu gối của mình.
  • Chuột rút cơ xương sườn: dùng tay xoa đều nhẹ nhàng quanh bắp thịt ở gần ngực. Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể và từ từ máu sẽ được lưu thông bình thường trở lại.
  • Xoa bóp lên vùng bị đau tê, có thể chườm lạnh hay chườm nóng tại vị trí cơ bị căng rút. Nhưng không được chườm trực tiếp lên da mà phải ngăn cách bằng 1 lớp vải. Sau khi chườm xong thì có thể vận động nhẹ để máu được lưu thông.
  • Sử dụng thuốc: dùng các loại thuốc bổ sung các Vitamin E, thuốc giúp thư giãn cơ, … để điều trị chuột rút. Tuy nhiên chỉ nên được sử dụng đối với trường hợp bị chuột rút suốt trong khoảng thời gian dài.

Phòng tránh chuột rút

Nếu là 1 vận động viên thì việc bị chuột rút sẽ ảnh hưởng đến thành tích hay kết quả của bạn. Vậy nên để đề phòng chuột rút trong thời gian vận động thi đấu, có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Khởi động cơ thể để máu lưu thông và tuần hoàn trước và sau khi chơi thể thao.
  • Uống nhiều nước trong quá trình luyện tập, vận động, đặc biệt là những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Các bài tập hỗ trợ tránh chuột rút ở chân; thực hiện bài tập đứng thẳng bằng nửa bàn chân trước; từ từ nhón gót chân lên và hạ gót chân xuống nhưng không được chạm đất. Giữ vài giây rồi lặp lại động tác nhón gót. Làm động tác này vài lần mỗi ngày để hạn chế co thắt cơ ở bắp chân.
  • Tắm nước nóng để giúp máu lưu thông đến cơ bắp dễ dàng. Không nên tắm bằng nước lạnh ngay khi vừa mới tập luyện hay làm những công việc vận động mạnh.

  • Không nên mang những loại giày chật hay có gót cao. Nên dùng những loại tất đàn hồi để tránh những dây tĩnh mạch ở chân bị chèn ép.
  • Trị liệu bằng massage: có thể giảm tình trạng bị chuột rút bằng cách massage cơ thông; qua máy massage hoặc đến các spa.
  • Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng, chất khoáng và muối khoáng. Cũng như các chất điện giải cho cơ thể.

Nguồn: medlatec

Mách bạn cách khắc phục tình trạng tập gym bị đau cơ