Mất:4 phút, 25 giây để đọc.

Trị mất ngủ bằng thảo dược thường được ưu tiên áp dụng hơn những phương pháp điều trị triệu chứng này bằng các biện pháp Tây y. Bởi độ lành tính và an toàn với sức khỏe con người mà thiên nhiên có thể mang lại. Sử dụng thảo dược trị mất ngủ cũng là cách hiệu quả nhất; giúp tiết kiệm chi phí mà nguyên liệu lại rất dễ tìm.

1. Lá vông nem

Lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Bên cạnh đó, lá vông nem còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích sát trùng, trừ được bệnh phong thấp, bệnh trĩ và nhiều bệnh khác. Dân gian thường hay dùng lá vông để chữa chứng mất ngủ, đau đầu bằng cách làm rau ăn hay sắc nước uống.

Người mất ngủ có thể trị chứng này với lá vông theo 4 cách như sau:

Cách 1: Lấy 20g lá vông tươi đem rửa sạch, vò hơi nát chút rồi cho vào nồi cơm hấp. Trước khi đi ngủ thì ăn lá vông này để dễ ngủ hơn.

Cách 2: Lấy 15g lá vông đã phơi khô và cắt nhỏ sắc với 2 chén nước sao cho còn nửa chén. Mỗi ngày uống 1 lần, trong vài ngày sẽ chữa mất ngủ.

Cách 3: Lấy 1 nắm lá vông + 1 nắm lá dâu non + 1 nắm hoa thiên lý đem nấu canh ăn hàng ngày chữa mất ngủ hiệu quả.

Cách 4: Chuẩn bị 50g lá vông + 50g hoa thiên lý + 300g cá diếc đem nấu thành canh ăn nóng vào bữa tối. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi bệnh.

2. Trà hoa cúc

Với vị đắng, tính bình, hoa cúc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau đầu, chóng mặt, phù thũng mắt, điều hòa huyết áp và chữa bệnh mất ngủ. Theo một số nghiên cứu, các hoạt chất tự nhiên trong thành phần hóa học của hoa cúc giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm căng cơ, xoa dịu tinh thần đồng thời cải thiện giấc ngủ vô cùng hiệu nghiệm.

Cách 1:

  • Lấy hoa cúc khô nhét vào một chiếc gối mềm
  • Dùng gối này kê đầu khi ngủ
  • Mùi hương thanh mát, nhẹ nhàng của hoa cúc sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu, thư thái, khiến bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ

Cách 2:

  • Đem phơi hoặc sấy khô hoa cúc với số lượng lớn để dành dùng dần
  • Mỗi ngày ngâm 2 muỗng cà phê hoa cúc với nước sôi trong vòng 15 phút
  • Thêm đường hoặc mật ong rồi khuấy đều và thưởng thức
  • Uống 3 ly trà hoa cúc/ngày để đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái và giấc ngủ sâu hơn

3. Hạt cây muồng

Hạt muồng còn có tên là hạt muồng ngủ là hạt của cây muồng. Muồng là loại cây nhỏ, lá mọc so le, gồm 2 – 4 đôi lá chét. Hoa mọc ở kẽ lá màu vàng tươi.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, hạt muồng (sống, chưa sơ chế) có vị nhạt, tính bình vào các kinh can, thận, có tác dụng nhuận tràng, ích thận, sáng mắt, mát gan, giáng hỏa.

Trong khi đó, thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn vào các kinh can, đởm, có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa.

Cách thực hiện:

Hạt muồng sao cháy, hãm uống thay trà hàng ngày, người bệnh nên duy trì liệu trình trong khoảng 10 – 15 ngày.

4. Trà hoa hòe

Hoa hòe (hòe nhụy, hòe mễ, hòe giao) là loại dược liệu trị mất ngủ khá phổ biến trong dân gian. Theo y học cổ truyền, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, sát trùng; hoa hòe thường được dùng để chữa bệnh mất ngủ, mắt đỏ, ho khạc ra máu, tiểu và đại tiện ra máu, xích bạch lỵ, cao huyết áp.

Trà hoa hòe có vị đắng nhẹ, hậu ngọt, vị thơm đặc trưng, rất dễ uống. Thức uống này có khả năng tiêu độc, thanh nhiệt, xoa dịu hệ thần kinh trung ương, giúp người dùng dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Vì vậy, người dân thường ngâm trà hoa hòe uống mỗi ngày.

Cách thực hiện:

  • Sao vàng 10 – 15g nụ hoa hòe khô
  • Ngâm hoa trong bình trà với một lượng nước sôi vừa đủ
  • Đậy kín nắp trong vòng 10 phút rồi dùng
  • Uống 2 – 3 lần/ngày

Lưu ý:

Không sử dụng hoa hòe trị mất ngủ cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú; bệnh nhân có tỳ vị hư hàn, huyết áp thấp và trong các trường hợp bị đau bụng, tiêu chảy.

Nguồn: nhathuoc365.vn