Một trong số các loại chấn thương khiến cho vận động viên thể thao lo ngại nhất chính là chất thương đứt dây chằng. Khi phần dây chằng bị tổn thương, cử động các khớp cũng sẽ bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của toàn bộ cơ thể.
Đứt dây chằng
Đứt dây chằng hay rách dây chằng là loại chấn thương hay gặp và khá phổ biến. Chấn thương này xảy ra do lực tác động lên khớp quá lớn, như bị té ngã khi hoạt động thể thao, ngã từ trên cao xuống hay bị va chạm bất ngờ do tai nạn. Vị trí rách dây chằng thường nằm ở phần mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái hay cổ hoặc lưng.
Các vận động viên thể thao như vũ công, các võ sĩ, người tập thể dục ở cường độ trung bình đến cao, … chính là đối tượng dễ bị rách dây chằng cao nhất.
Dấu hiệu
Khi đứt dây chằng có thể gặp các triệu chứng:
- Nghe thấy âm thanh như tiếng nứt nhỏ
- Bị bầm tím, sưng tấy. Đặc biệt đau khi có áp lực lên phần khớp
- Có vết lõm ở khớp ở nơi dây chằng bị rách
- Cơ bị co thắt
- Khả năng vận động bj suy giảm, khớp lỏng lẻo, không thể cử động được như bình thường.
Biến chứng khi dây chằng bị đứt
Dễ nhận thấy nhất khi dây chằng bị đứt chính là sự không ổn định ở phần khớp. Nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị phục hồi sẽ dễ dẫn đến sự thoái hóa của các sụn. Nghiêm trọng hơn là gây thoái hóa khớp, gây đau đớn kéo dài. Từ đó chất lượng cuộc sống bị suy giảm, có nguy cơ bị tàn phế, phải thay khớp.
Điều trị, phục hồi dây chằng sau chấn thương
Hầu hết các dây chằng sau khi bị đứt đều sẽ lành lại được nếu người bệnh tuân theo sự điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Một số cách mà những bác sĩ thường khuyên người bị rách dây chằng điều trị chính là
- Nghỉ ngơi: Sau khi gặp chấn thương, căng thẳng ở vùng bị thương cần phải được hạn chế. Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương được hồi phục hoàn toàn.
- Chườm đá: Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc giúp giảm đau nhanh chóng ở vùng bị thương, hạn chế sưng. Trong vài ngày đầu lúc bị chấn thương, bạn hãy chườm đá từ 15 – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng
- Băng ép: Vùng chấn thương sẽ được băng bó, ép chặt để giúp giảm sưng, đau. Bạn có thể dùng dải bang để quấn quanh vết thương, nhưng đừng quấn quá chặt.
- Nâng cao: Nâng cao vùng tổn thương giúp cho việc kiểm soát lưu lượng máu đến khu vực bị thương, giúp cho giảm sưng viêm hiệu quả.
Các cách phòng ngừa chấn thương
- Khởi động đúng cách trước khi bắt đầu chơi thể thao để giúp làm nóng cơ bắp, các khớp. Ngoài ra giúp tăng lưu thông máu, hạn chế chấn thương.
- Ngừng tập luyện nếu bạn thấy cơ thể đang mệt mỏi; Cảm giác người uể oải rã rời chính là cách cơ bắp “phản ứng” vì phải hoạt động quá sức. Do đó hãy tập luyện khi bạn hoàn toàn khỏe và sẵn sàng
- Chú trọng những bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng; muốn củng cố phần dây chằng gối thì bạn hãy tập các môn; đạp xe, đi bộ, bơi lội… và dây chằng gối của bạn sẽ tự phát triển thêm các sợi bổ sung giúp chúng trở nên khỏe mạnh hơn.
- Tránh tập sai kỹ thuật khi chơi thể thao, hạn chế mang những đồ vật nặng
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng độ dẻo dai cho dây chằng, phòng ngừa những chấn thương có thể xảy ra.
- Nguồn canxi tốt đến từ các thực phẩm như: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, trứng, hải sản và các loại đậu, rau có lá xanh…Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp đủ vitamin D và magie cho cơ thể vì 2 vi chất này giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tổt hơn.
Nguồn: tamanhhospital