Mất:4 phút, 25 giây để đọc.

Từ lâu rất nhiều người đã mắc sai lầm khi nghĩ rằng trong điều trị bệnh, chỉ có thuốc men và công nghệ kỹ thuật cao mới có thể giải quyết tất cả. Và dinh dưỡng chỉ là hoạt động ăn uống bình thường như mọi hoạt động khác, không quá đề cao và xem trọng đến. Bài viết dưới đây ffg.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự quan trọng của sử dụng dinh dưỡng trong điều trị bệnh, và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường đường đơn thuần cần áp dụng như thế nào nhé!

Dinh dưỡng trong hoạt động điều trị của người bệnh

Nhưng thực ra, dinh dưỡng cho cũng là một quá điều trị cho người bệnh. Vậy nên trong tổ chức bệnh viện đã có hẳn 1 đơn vị chuyên về dinh dưỡng cho người bệnh, mà theo chuyên môn gọi đó là khoa tiết chế dinh dưỡng.

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng góp phần trong quá trình điều trị các bệnh lý. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa.

Dinh dưỡng trong hoạt động điều trị của người bệnh

Các vấn đề xảy ra khi suy dinh dưỡng của người đang điều trị bệnh

Suy dinh dưỡng sẽ làm vết thương chậm lành hơn, suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Từ đó sẽ kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ bị biến chứng và làm tăng cả chi phí điều trị.

Suy dinh dưỡng làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận. Chúng cũng thay đổi chức năng của hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc làm tăng tỷ lệ tái nhập viện.

Chăm sóc, điều trị dinh dưỡng cho người bệnh đặc biệt rất quan trọng. Với những mắc các bệnh nặng như nhiễm khuẫn huyết, đa chấn thương, bị bỏng, hậu phẫu thuật, ung thư, đái tháo đường, suy thận, bệnh lý đường tiêu hóa….

Chăm sóc, điều trị dinh dưỡng cho những người bệnh nhằm:

  • Để duy trì hoạt động sống của cơ thể
  • Giúp tăng cường sức đề kháng,
  • Nhanh thúc đẩy khả năng phục hồi bệnh.
  • Hạn chế các biến chứng của bệnh do ăn uống không phù hợp

Các chất dinh dưỡng cung cấp cho người bệnh như: chất đạm, chất béo, chất khoáng hay vi chất để cung cấp cho bệnh nhân được lấy từ các loại thức ăn đặc hay lỏng như là cháo, súp hay sữa… hoặc từ dung dịch dinh dưỡng được truyền qua đường tĩnh mạch cho người bệnh. Mà chúng ta còn gọi là đường nuôi ăn.

Chế độ ăn cho người đang điều trị đái tháo đường đơn thuần

Nhằm cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức tối ưu. Giúp kiểm soát mỡ trong máu, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết.

Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tiểu đường không có các biến chứng hay bệnh lý kèm theo.

Nguyên tắc điều trị dinh dưỡng:

  • Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết một cách đầu đủ cho người bệnh
  • Giảm bớt natri trong khẩu phần ăn
  • Giảm các chất tăng cholesterol trong khẩu phần.
  • Chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Dinh Dưỡng, Chế Độ Ăn Cho Người Mắc Đái Tháo Đường

Yêu cầu về dinh dưỡng:

Năng lượng cần cung cấp: trung bình sẽ ở mức từ 1.400Kcal đến 1.600 Kcal/ngày.
Carbohydrate: Tỷ lệ chiếm 50 – 55% tổng năng lượng một ngày

  • Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Ưu tiên sử dụng những loại carobohydrate phức hợp như là cơm gạo lức, bún, phở, mì sợi, nui, khoai hay bắp…
  • Hạn chế sử dụng đường đơn như là các loại đường mía, mật ong, kẹo, nước ngọt, …

Protein: trung bình từ 15 – 20% tổng năng lượng một ngày

  • Tỷ lệ protein động vật nên chiếm không quá mức 60% tổng số protein của khẩu phần ăn.
  • Chú ý nên chọn các loại protein có nguồn gốc từ thực vật và các loại thủy hải sản như: đậu, giá đỗ, nấm, cá, tôm…

Lipid: Chiếm từ 25 – 30% tổng năng lượng

  • Nên dùng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu nành, dầu gấc, dầu gạo, dầu mè, …
  • Không dùng dầu dừa, dầu cọ, magarin, bơ, mỡ, da hay các loại phủ tạng động vật

Rau và các loại trái cây:

  • Rau: nên sử dụng từ 400 – 500g/ngày
  • Trái cây sử dụng từ 100 – 200g/ngày

Nước nên cung cấp đủ 2 – 2,5 lít/ngày

Nên mở rộng số bữa ăn trong ngày ra từ 4- 5 bữa. Tránh ăn quá nhiều và no trong một bữa. Cũng nên ăn uống đúng giờ và phù hợp với thời gian sử dụng thuốc.

Nguồn: minhanhhospital

[Có thể bạn chưa biết] Tác dụng của bạch chỉ trong điều trị đau đầu