Mất:4 phút, 9 giây để đọc.

Bệnh Gout (Gút) là một bệnh về rối loạn chuyển hoá có liên quan đến việc ăn uống. Do có nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat (muối của axit uric) hay tinh thể axit uric. Nếu lắng đọng ở các khớp (sụn khớp hay bao hoạt dịch) sẽ làm cho các khớp bị viêm, gây nên đau đớn, lâu dần sẽ gây biến dạng, cứng khớp. Nếu chúng lắng đọng ở thận sẽ gây các bệnh thận do urat (sỏi thận, viêm thận kẽ, …). Đây là bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi 40 trở lên. Bệnh thường có các đợt kịch phát và dễ tái phát nhiều lần. Vậy cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho người bệnh gout, hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Biểu hiện của bệnh Gout

  • Bị viêm khớp cấp tính: sẽ gây sưng và đau nhức khớp, nhất là các khớp đốt bàn chân và ngón chân cái
  • Lắng đọng sạn urat: sẽ thấy những cục hay hạt urat nổi ở dưới da di động được. Chúng nằm dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần phần gân gót
  • Xét nghiệm máu và thấy axit uric tăng cao trên mức 400 micromol/lit
Biểu hiện của bệnh Gout

Những người có nguy cơ bị tăng axit uric máu và mắc bệnh Gout

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh gout (gút)
  • Do bị thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều những loại thực phẩm chứa các nhân purin
  • Nghiện rượu, cà phê
  • Dùng nhiều các loại thuốc lợi tiểu: hypothiazid, lasix… có thể sẽ làm tăng axit uric và gây ra các đợt gout cấp tính.

Chế độ ăn uống phòng chống bệnh Gout

Một chế độ ăn uống không hợp lý là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh và làm tăng khả năng tái phát bệnh. Nhiều bệnh nhân xuất hiện các đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không thể đi lại được sau khi ăn nhiều loại hải sản, thịt chó, thịt thú rừng hay các loại dạ dày, lòng, tiết canh.

Vì vậy chế độ ăn uống dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng cho người bệnh gout để giúp cho việc hạ axit uric trong máu bằng cách hạn chế đưa thực phẩm có nhân purin vào cơ thể

 Nguyên tắc ăn uống phòng bệnh Gout

Hãy đảm bảo các bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng ở một tỉ lệ cân đối. Đảm bảo cân đối giữa những thành phần các chất sinh ra năng lượng (chất Đạm – chất Béo – Đường). Tỉ lệ nên ở mức là:

  • Chất Đạm : chất Béo : Đường = 12-15% : 18-20% : 65-70 %

Không ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như: thịt, hải sản, các loại phủ tạng

Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày, không sử dụng quá nhiều và thường xuyên các loại rượu, bia, cà phê. Hãy đảm bảo luôn uống đủ nước

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Gout

 Nguyên tắc ăn uống điều trị bệnh Gout

Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều axit uric (nhóm 3): óc, gan và các loại phủ tạng, nước ninh xương, nước luộc thịt….

Ăn mức vừa phải các thực phẩm có hàm lượng axit uric trung bình (nhóm 2) như: Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ, … chỉ nên sử dụng 2-3 lần mỗi tuần.

Sử dụng các thực phẩm có chứa ít chất axit uric như: các loại ngũ cốc, hạt, bơ, trứng, sữa, phô mai, rau củ quả, …

Ăn nhiều các loại rau quả không chua. Vì ở những loại quả chua sẽ làm tăng thêm độ axit trong máu.

Hạn chế đồ uống gây tăng axit uric máu: rượu, bia, chè, cà phê. Uống nhiều loại nước có tính kiềm như nước rau, nước khoáng. Hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày

Hàm lượng Purin trong các nhóm loại thực phẩm (1 mg trong 100mg thực phẩm)

  • Nhóm 1: Nhân Purin thấp (từ 5-15mg): Ngũ cốc, dầu, mỡ, trứng, sữa, các loại hạt, rau, quả
  • Nhóm 2: Nhân Purin trung bình (từ 50- 150mg): Hải sản, thịt, cá, đậu, giá đỗ
  • Nhóm 3: Nhân Purin cao (trên mức 150mg): Óc, gan, cá trích, nấm, măng tây, nước ninh xương hay thịt
  • Nhóm 4: Các loại đồ uống chứa nhiều nhân Purin: Rượu, chè (trà), bia, cà phê

Để điều trị bệnh Gout đạt được hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa chế độ ăn hợp lý theo bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Nguồn: viendinhduong

Chế Độ Ăn Phù Hợp Cho Người Tăng Huyết Áp