Mất:4 phút, 3 giây để đọc.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến hỏng mắt. Thậm chí là gây mù mắt. Các mẹ nên cho con đi thăm khám sớm.

Đau mắt đỏ thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc dị ứng với một số chất khác. Các vi khuẩn gây ra hiện tượng đau mắt đỏ rất dễ lây lan khi tiếp xúc với người bị bệnh. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng này nhé!

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Đau mắt đỏ ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Virus: nếu bé yêu của bạn có viêm kết mạc kèm theo các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, nguyên nhân có thể là do virus.
  • Virus là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng viêm kết mạc
  • Vi khuẩn: mắt của con có một chất xám vàng, dày khiến cho mí mắt sưng lên hoặc dính lại với nhau. Một số vi khuẩn thường gây hiện tượng này là vi khuẩn staphylococcus, streptococcus hoặc hemophilus
  • Dị ứng: nếu mắt bé yêu có cảm giác bị đau và sưng lên như có nước bên trong và đỏ ngầu kèm theo các hiện tượng chảy nước mũi, trẻ có thể bị dị ứng một số chất như bụi, phấn hoa, khói
  • Một số chất kích thích khác: bất cứ chất gì cũng có thể gây kích thích mắt trẻ, từ khói thuốc cho đến lượng clo có trong nước của bể bơi.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh ra cũng có thể bị mắt đỏ. Và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bé yêu được sinh ra mà người mẹ mắc phải các bệnh lây lan qua đường tình dục. Thì trong lúc sinh, các vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào trong mắt của bé và gây ra hiện tượng mắt đỏ.

Để tránh hiện tượng này, bác sĩ khuyên các mẹ nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho tất cả các trẻ khi vừa được sinh ra. Cách điều trị này đôi khi có thể gây ra hiện tượng viêm kết mạc hóa học nhẹ. Nhưng thường sẽ hết. Bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên đi khám thường xuyên. Để được chẩn đoán và điều trị khi bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục ngay trong thời gian mang thai. Để ngăn chặn lây lan bệnh cho bé yêu.

Đỏ mắt do virus

Với tình trạng này, trẻ có thể điều trị bằng cách vệ sinh mắt thường xuyên trong vòng một tuần hoặc hơn cho đến khi mắt trẻ giảm bớt các hiện tượng về mắt đỏ. Bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô và đắp lên vùng mắt cho con.

Bạn nên rửa mắt cho trẻ bằng nước ấm. Nếu sau hai tuần mà các dấu hiệu vẫn không giảm, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mắt đỏ do vi khuẩn

Nếu trẻ bị mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc gồm các kháng sinh và thuốc nhỏ mắt để điều trị trong thời gian khoảng 7 ngày. Bạn có thể tìm các loại thuốc mỡ tra mắt dễ dàng hơn là các loại thuốc nhỏ mắt. Trước khi sử dụng cho trẻ, bạn nhớ rửa sạch tay, kéo mi dưới của trẻ xuống và bôi thuốc mỡ tra mắt dọc theo đường mi mắt. Hãy nháy mắt cho trẻ để thuốc có thể vào bên trong mắt.

Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn cần nhỏ nước vào chính xác bên trong con mắt của trẻ. Trẻ có thể nằm, ngồi nghiêng đầu sang một bên. Nhắm mắt lại và nhỏ thuốc, khi mở mắt ra, thuốc nhỏ mắt sẽ chảy vào bên trong con mắt. Bạn cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi nhỏ thuốc.

Bạn không dùng chung thuốc, thuốc tra mỡ mắt hay thuốc nhỏ mắt của trẻ với người khác. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cũ. Vì chúng không có khả năng vô trùng và có thể làm nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn.

Tạm kết

Bạn nên cho trẻ sử dụng đủ liều lượng theo toa thuốc, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm. Nếu không nhiễm trùng có thể trở lại. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên lợi dụng kháng sinh để đề phòng trường hợp kháng kháng sinh. Nếu đỏ mắt do dị ứng, bạn nên kiểm tra lại các chất gây dị ứng trong nhà và tránh cho trẻ tiếp xúc với chúng.

Theo Hellobacsi