Mất:3 phút, 25 giây để đọc.

Mạn kinh tử (Vitex trifolia L) thuộc họ Cỏ roi ngựa. Loại thảo dược này có tính hàn, vị hơi đắng và mùi thơm nhẹ. Nó có tác dụng hạ sốt, chữa đau đầu, và đỏ mắt. Ngoài ra, thuốc còn có thể chữa sưng vú, đau mắt đỏ do phong nhiệt…

Giới thiệu về thảo dược mạn kinh tử

Đặc điểm

Mạn kinh tử là một loại cây nhỏ, có mùi thơm. Cây có chiều cao khoảng 3m. Cành non có 4 cạnh và xung quanh có phủ lông mềm. Lá kép, thường xuất hiện với 3 lá chét. Một số chỉ có một lá (giống Unifoliata). Tuy cùng một nhánh nhưng bên dưới hoặc bên trên chỉ có một lá đơn và chỉ một lá chét. Cuống lá mỏng, hơi tròn, có lông bao phủ. Cuống lá dài 1-3 cm. Lá chét không có cuống. Các lá chét hình trứng hoặc hình cám, dài 2,45-9cm, rộng 1-3cm, hẹp ở phía dưới. Mặt dưới lá có nhiều lông trắng, mặt trên nhẵn. Những lá chét hai bên nhỏ hơn, gân lá không nổi rõ.

Hoa dược liệu xuất hiện với màu lơ nhạt, có chiều dài từ 13 – 14mm. Chúng thường mọc thành chùy xim ở đầu cành, đôi khi phía dưới có lá. Quả dược liệu hình bầu dục hoặc hình cầu, có rãnh, có chiều rộng khoảng 6mm, đường kín từ 5 – 6cm, đầu hơi dẹt. Quả được che kín quá nửa bởi đài khi chúng xuất hiện và phát triển. Đài thường tồn tại từ 1/2 – 2/3 quả.

Mặt ngoài của quả màu nâu đỏ đen, mặt ngoài hơi phủ một lớp phấn trắng nhạt. Nếu nhìn qua kính, sẽ thấy rõ chúng có lông. Mặt trên của quả hơi lõm xuống. Trên thân có đài, phía trên đài có 2 hoặc 5 thùy. Vỏ ngoài của quả mỏng, vỏ trong xốp, vỏ giữa màu vàng xám. Nhẹ và chắc, khi cắt ra có dầu, bên trong có màu trắng và 4 ngắn. Mỗi ngăn sẽ có một hạt. Cây mạn kinh tử có vị đắng và mùi thơm rất riêng.

Phân bố

Ở Việt Nam, mạn kinh tử mọc hoang ở nhiều nơi. Loại lá chét thường mọc phổ biến hơn. Chúng thường mọc ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Ngoài ra, cây thảo dược này còn phân bố nhiều ở các tỉnh ven biển Trung Quốc và Malaysia.

Bộ phận có thể sử dụng của cây

  • Bộ phận dùng: Quả và lá Mạn kinh tử là bộ phận được sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái: Lá được liệu có thể thu hái quanh năm. Thời gian thu hái quả dược liệu vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
  • Chế biến: Dùng tươi hoặc rửa sạch phơi khô để làm thuốc.
  • Bảo quản: Dược liệu nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát.

Tác dụng dược lý của mạn kinh tử

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Mạn kinh tử có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

  • Cảm sốt
  • Đau đầu do cao huyết áp hoặc cảm mạo
  • Đau mắt đỏ
  • Ho
  • Sưng vú.

Theo y học cổ truyền

  • Mạn tử có khả năng sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt cơ thể
  • Giúp đầu óc và mắt sáng suốt hơn
  • Có thể hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, đau mắt, mờ mắt (thiên đầu thống)
  • Điều trị đau mắt đỏ do phong nhiệt (viêm màng tiếp hợp cấp)
  • Điều trị tóc bạc sớm, tóc yếu gãy rụng, lợi răng sưng đau.

Tính vị

Tính hàn, vị hơi đắng và có mùi thơm nhẹ.

Qui kinh

Qui vào 3 kinh can, phế và bàng quang.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Dùng 6 – 12 gram/ngày dưới dạng thuốc sắc. 2 – 3 gram/ngày dưới dạng bột hoặc ngâm rượu.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc phơi khô sắc lấy thuốc uống, tán thành bột, nấu thành cao hoặc ngâm rượu.

Trích dẫn từ Thaythuocvietnam.vn
Phạm Ngân