Bệnh Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ gây ra các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Hiện nay, việc điều trị bệnh Alzheimer bằng nhiều liệu pháp y học cổ truyền đang đạt được những kết quả khả quan, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Năm 2015, khoảng 48 triệu người trên thế giới mắc bệnh Alzheimer. Tình trạng phổ biến nhất là từ 65 tuổi trở lên, và chỉ có 4-5% trường hợp mắc bệnh sớm hơn độ tuổi đó. Năm 2010, có khoảng 486.000 trường hợp tử vong do sa sút trí tuệ. Căn bệnh này được nhà tâm thần học và bệnh học người Đức Alois Alzheimer mô tả lần đầu tiên vào năm 1906. Ở các nước phát triển, bệnh Alzheimer là một trong những bệnh tốn kém về tài chính.
Kiến thức cơ bản về bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, một thuật ngữ chung cho chứng sa sút trí tuệ và các khả năng trí tuệ nghiêm trọng khác cản trở cuộc sống hàng ngày. Bệnh Alzheimer chiếm 60 – 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Theo thời gian, căn bệnh này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển khi các triệu chứng xấu đi trong vòng vài năm. Ở giai đoạn đầu của bệnh, sa sút trí tuệ thường nhẹ, nhưng đến giai đoạn sau, người bệnh mất khả năng giao tiếp và phản ứng với môi trường xung quanh.
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong quan trọng thứ sáu ở Hoa Kỳ. Những người mắc bệnh Alzheimer có tuổi thọ trung bình chỉ 8 năm sau khi gặp các triệu chứng mà người khác nhận thấy, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác, họ có thể sống từ 4 đến 20 năm.
Hiện không có cách chữa khỏi bệnh Alzheimer, nhưng điều trị triệu chứng có thể có hiệu quả và nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Mặc dù các phương pháp điều trị hiện nay không thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nhưng có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân của bệnh
Khoảng 70% được cho là do di truyền, thường liên quan đến nhiều gen khác nhau. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: bệnh sử chấn thương sọ não, cao huyết áp, suy giảm hoóc môn nữ estrogen, ô nhiễm môi trường, các bệnh tâm lý như trầm cảm, thiếu hụt các vitamin nhóm B…
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer
Triệu chứng sớm
Triệu chứng sớm thường gặp nhất của bệnh Alzheimer là việc khó nhớ một thông tin mới được biết.
Giống như mọi bộ phận khác của cơ thể, bộ não cũng thay đổi khi chúng ta già đi. Đa số chúng ta cuối cùng nhận thấy mình suy nghĩ chậm chạp và có vấn đề với việc nhớ lại một số điều. Tuy vậy, sự mất trí nghiêm trọng, sự lẫn lộn và các thay đổi lớn khác trong hoạt động trí óc có thể là dấu hiệu của các tế bào não bị suy giảm.
Dấu hiệu sớm thường gặp nhất là không nhớ các sự kiện mới xảy ra (mất trí nhớ ngắn hạn), vì các thay đổi trong bệnh Alzheimer điển hình bắt đầu từ phần của não liên quan đến sự tiếp thu kiến thức.
Triệu chứng khi bệnh đã tiến triển
Khi bệnh Alzheimer tiến triển; nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, bao gồm mất phương hướng; thay đổi tâm trạng và hành vi lú lẫn về các sự kiện; thời gian và địa điểm; nghi ngờ vô căn cứ về gia đình, bạn bè và những người đang chăm sóc mình tại nhà; mất trí nhớ và hành vi thay đổi nghiêm trọng hơn.
Những người bị sa sút trí tuệ hoặc các dấu hiệu có thể khác của bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn trong việc xác định rằng họ có vấn đề. Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có thể dễ nhận thấy các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ hơn. Những người có các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ; nên đi khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán và can thiệp sớm; lựa chọn điều trị và các biện pháp hỗ trợ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vấn đề về điều trị bệnh Alzheimer
Hiện không có cách điều trị nào có thể làm ngưng hay đảo ngược được tiến triển bệnh; thế nhưng cũng có vài phương pháp có thể cải thiện tạm thời các triệu chứng. Người bệnh thường phải dựa vào ngày càng nhiều sự hỗ trợ của người khác; nhất là những người chăm sóc sức khỏe; bệnh gây sức ép rất lớn lên các yếu tố xã hội, tâm lý, khoa học và kinh tế.
Các chương trình luyện tập về trí tuệ và thể xác và việc tránh béo phì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc điều trị các vấn đề về hành vi hay tâm lý do chứng sa sút trí tuệ thường sử dụng đến các thuốc làm giảm các rối loạn thần kinh (antipsychotics); nhưng điều này không được khuyến cáo vì ích lợi thường rất ít; ngược lại còn làm tăng nguy cơ chết sớm.
Một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị Alzheimer
Toa thuốc điều trị
Thành phần:
– Trinh nữ hoàng cung: 5 lá tươi, thái 2 – 3 phân.
– Lá dây cứt quạ, 1 nắm thái dày 2 – 3 phân.
Cách chế biến: Rửa sạch hai vị thuốc cho vô siêu đất; đổ 03 chén sắc lửa nhỏ, còn 01 chén.
Toa thuốc bổ dưỡng
Thành phần:
– Thục địa 30 gr
– Câu Kỷ 30 gr
– Thịt sườn heo 300gr
Cách chế biến:
Tất cả được rửa sạch sẽ, nấu với 3 tô nước cho ngập nước. Ban đầu lửa lớn, sau lửa nhỏ, khi còn lại 01 tô thì ngưng nấu. Uống nước, ăn thịt, bỏ xác thuốc.
Lưu ý: Hợp chất Trinh nữ hoàng cung và lá dây cứt quạ là loại thuốc làm giảm huyết áp nhanh; vì vậy không thích hợp cho người huyết áp thấp. Trước khi dùng phải đo kiểm tra huyết áp; dưới mức bình thường không được uống. Thuốc này uống vào làm mất sức người bệnh; vì vậy không nên uống liên tục và nên dùng xen kẽ với thuốc bổ dưỡng.
Lịch uống thuốc
– Đợt 1: Uống thuốc điều trị 5 ngày, uống thuốc bổ dưỡng 3 ngày.
– Đợt 2: Uống thuốc điều trị 2 ngày, uống thuốc bổ dưỡng 3 ngày
– Đợt 3, 4, 5…: Uống thuốc điều trị 1 ngày, thuốc bổ dưỡng 3 ngày, uống đến khi hết bệnh thì ngưng thuốc.
Điều dưỡng
– Hướng dẫn người bệnh tập luyện để giữ càng lâu càng tốt những hoạt động tối thiểu trong đời sống hàng ngày như dùng gậy khi di chuyển, cầm đũa, muỗng…
– Các chuyên viên về thần kinh đều thống nhất là bệnh nhân Alzheimer không mất hoàn toàn khả năng hiểu biết; vì vậy việc tập luyện ở người cao tuổi để kích thích trí tuệ rất quan trọng.
Trích dẫn từ Thaythuocvietnam.vn
Phạm Ngân