Mất:4 phút, 49 giây để đọc.

Mắt cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để khỏe mạnh và hoạt động tốt. Đặc biệt là thanh thiếu niên thức khuya học bài rất dễ khiến mắt mệt mỏi; do hoạt động quá mức. Dưới đây là những chất cần thiết cho đôi mắt sáng khỏe.

1. Vitamin A là một trong những chất cần thiết cho đôi mắt

Vitamin A rất cần thiết cho việc duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng của mắt. Khi cơ thể không đủ vitamin A, con người có thể bị nhiều vấn đề khác nhau về mắt, tùy vào mức độ thiếu, như chứng mù đêm, khô mắt… Thiếu vitamin A còn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực trên thế giới.

Con người có thể bổ sung vitamin A từ 2 dạng động vật và thực vật. Bản thân vitamin A chỉ tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng là retinol. Các nguồn thức ăn giàu vitamin A nhất bao gồm gan, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, cơ thể còn có thể hấp thu vitamin A từ các hợp chất chống oxy hóa của thực vật, chúng tồn tại dưới dạng provitamin A carotenoid (Các tiền chất của vitamin A). Chúng được tìm thấy trong rất nhiều loại trái cây và rau quả. Provitamin A carotenoid cung cấp khoảng 30% nhu cầu vitamin A của người trưởng thành. Trong đó, dạng quen thuộc nhất là beta-carotene, có trong cải xoăn, rau bina và các loại trái cây có màu cam. Beta-caroten khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

2. Lutein và Zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là các chất bổ mắt chống oxy hoá, hai chất này tập trung ở phần trung tâm của võng mạc. Chúng hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên, giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng màu xanh có hại. Người trưởng thành cần ít nhất 6 mg lutein và/hoặc zeaxanthin mỗi ngày để giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Các thực phẩm giúp sáng mắt giàu lutein và zeaxanthin thường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, ngoài ra còn có trứng, ngô và nho đỏ.

3. Chất cần thiết cho đôi mắt: Axit béo omega-3

Omega-3 có 2 dạng rất quan trọng đối với mắt, đó là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). DHA tồn tại một lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng mắt. Do đó, DHA cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt trong thời kỳ sơ sinh. Thiếu hụt DHA có thể làm suy giảm thị lực, nhất là ở trẻ em.

Bổ sung omega-3 thường xuyên cũng rất tốt cho những người bị bệnh khô mắt. Bổ sung trong đều đặn trong khoảng 3 tháng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng mắt khô và tăng lượng nước mắt. Omega-3 còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt khác như bệnh võng mạc tiểu đường. Nguồn Omega-3, nhất là 2 dạng quan trọng nhất của nó là EPA và DHA, dồi dào nhất là trong dầu cá. Chúng cũng là những nguồn thực phẩm tốt cho mắt cận vì giúp cải thiện thị lực hiệu quả.

4. Axit Gamma-Linolenic

Axit gamma-linolenic là một axit béo omega-6. Axit này có tính chống viêm, giúp hạn chế các bệnh viêm mắt, đỏ mắt. Nguồn giàu axit gamma-linolenic nhất là các loại dầu thực vật, như tinh dầu hướng dương, tinh dầu cây bạch dương, dầu hoa anh thảo…

5. Vitamin C

Mắt cần có lượng chất chống oxy hóa cao, cao hơn so với nhiều cơ quan khác. Thực tế nồng độ vitamin C trong mắt cao hơn nhiều so với chất dịch nào khác của cơ thể. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì mắt tinh anh, bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím và giúp các tế bào chống lại quá trình oxy hóa.

Vitamin C được chứng minh có thể ngăn ngừa và trì hoãn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, lão hóa và suy thoái điểm vàng. Chúng cũng giúp hạn chế xuất huyết kết mạc và chảy máu trong nhãn cầu.

Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại rau quả, bao gồm ớt chuông, trái cây họ cam quýt, cải xoăn và bông cải xanh.

6. Vitamin E

Vitamin E là một nhóm các chất chống oxy hoá tan trong chất béo. Chúng có tác dụng bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại và thúc đẩy tuần hoàn máu. Vì võng mạc tập trung rất nhiều các axit béo; nên lượng vitamin E cần thiết để có một đôi mắt khỏe và tinh anh. Chúng hỗ trợ cải thiện tình trạng giảm thị lực; ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Thường xuyên bổ sung vitamin E khoảng 7 mg mỗi ngày; có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể do tuổi tác. Vitamin E có nhiều trong hạnh nhân, hạt hướng dương và dầu thực vật.

7. Kẽm

Kẽm là một phần của nhiều enzyme thiết yếu; có chức năng như một chất chống oxy hoá. Kẽm liên quan đến sự hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc; thiếu kẽm có thể dẫn đến chứng mù đêm. Bổ sung đầy đủ kẽm còn giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng với người cao tuổi. Kẽm giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng có hại, cải thiện tầm nhìn.

Nguồn: nhathuoc365.vn