Mất:4 phút, 7 giây để đọc.

3 bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ dưới đây giúp các mẹ hiểu được bệnh tích cụ thể. Đồng thời, các bác sĩ chuyên khoa cũng chia sẻ cách điều trị cho từng bệnh.

Phát ban đỏ – bệnh ngoài da hay gặp

Phát ban đỏ chính là bệnh ngoài da hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh này có thể tự khắc phục tại nhà. Ttuy nhiên nhiều mẹo dân gian khiến bé phải kiêng tắm, kiêng nắng, gió là một sai lầm rất phổ biến.

Triệu chứng:

Khi bệnh mới khởi phát bé sẽ nổi nốt đỏ một vài nơi trên cơ thể.

Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể vết đỏ lan ra khắp cả người.

Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 1 hoặc 2 tuần. Sau đó trẻ sẽ phát sốt bất thình lình và rất cao. Nhiệt độ có thể lên đến 39,5ºC.

Bé có thể bị đau họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra ra một số bé có thể bị sưng hạch cổ.

Cách xử lý:

Nếu con bạn bị bệnh thì nên giữ trẻ ở trong nhà, tránh tiếp xúc với các bé khác.

Khi bé bị bệnh thì cha mẹ nên chú ý bổ sung vitamin A. Và liều lượng phù hợp theo từng độ tuổi. Giữ da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Chú ý không nên kiêng ăn, kiêng gió, kiêng tắm.

Chú ý phát hiện bệnh sớm và cho trẻ nhập viên kịp thời. Tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tái khám đúng hẹn.

Bệnh chốc lở ở trẻ – Bệnh ngoài da lây lan nhanh

Chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn nông ở da bé do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh. Và các vùng da lành trên cơ thể bé.

Triệu chứng:

Bệnh khởi phát với những bóng nước hình tròn, dẹp, trong vài giờ các bóng nước này sẽ đục dần. Có mủ rồi tự vỡ hoặc vỡ do một tác động rất nhỏ.

Sau khi bóng nước vỡ thì miệng vết thương sẽ kết vảy màu vàng.

Trẻ bị bệnh chốc lở thường không phát sốt, tuy nhiên rất dễ bị sưng to ở vùng bị chốc lở.

Tác hại:

Chốc lở rất dễ lây lan cho nên nếu mẹ không chú ý quan sát và điều trị kịp thời cho bé thì bé rất dễ bị viêm cầu thận.
Viêm cầu thận sẽ xuất hiện sau khi bé bị chốc lỡ khoảng 2 tuần. Triệu chứng bao gồm phù nề ở mặt nhất là mi mắt, tiểu ít, có máu trong nước tiểu.

Cách xử lý:

Mẹ nên cho bé đi khám ở bệnh viện uy tín để nhận được sự tư vấn của bác sỹ có chuyên môn. Tránh việc tự bắt bệnh và điều trị tại nhà.

Ngoài ra mẹ có thể dùng một số thuốc bôi ngoài da bao gồm dung dịch Nacl 0,9% hay thuốc tím có thể dùng để rửa vết thương và diệt khuẩn ngoài da.

Trường hợp nặng, bé sẽ được bác sỹ kê thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm nhiễm.

Bên cạnh đó mẹ có thể dùng các mẹo dân gian như tắm nước là trà xanh để hỗ trợ điều trị chốc lở cho trẻ.

Thủy đậu – Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.

Triệu chứng:

Giống như một số bệnh ngoài da ở trẻ em hay gặp khác thì bệnh thủy đậu bắt đầu bằng việc bé bị sốt, nhức đầu và đau họng nhẹ tuy nhiên lại không có dấu hiệu phát ban.

Triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, mức độ sốt trung bình của bé từ 38,3°C đến 38,8°C.

Sau đó bé sẽ nổi các nốt đỏ ở vùng bụng và lưng, kế đến là lan ra khắp cơ thể bao gồm cả miệng, cánh tay, chân và cả bộ phận sinh dục.

Chúng kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày sau đó phát triển thành mụn nước.Tiếp đến chúng sẽ tự khô đi và khỏi trong 4 đến 5 ngày.

Điều trị

Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.

Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở bệnh viên uy tín. Bác sỹ sẽ thiết kế liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.

Theo chuyenkhoadalieu