Bạn đã bao giờ vận động quá sức trong mỗi lần rèn luyện thể thao? Thế nhưng, không có nghĩa là càng tập nhiều thì càng tốt. Việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.
Thế nào được coi là vận động quá sức?
Phụ thuộc vào thể trạng, lứa tuổi hay loại hình tập luyện của mỗi người mà định nghĩa vận động, tập thể dục quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định.
- Nhìn chung, một người trưởng thành mỗi tuần nên dành ra 5 giờ để tập luyện ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao.
- Ngoài ra, đối với trẻ em và trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút.
- Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Dấu hiệu vận động quá sức
- Có cảm giác kiệt sức sau khi tập: đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bạn đang không đủ năng lượng.
- Ngủ không sâu giấc, thất thường: bạn thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi ủ rũ khi thức dậy. Điều này có nghĩa cơ thể bạn đang có quá nhiều cortisol. Một loại hormon căng thẳng được giải phóng khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá mức.
- Có cảm giác chán nản: tập luyện đúng cách và vừa phải. Sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian. Để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.
- Dễ bị bệnh: nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt nhưng sau thời gian tập thể dục thường xuyên lại hay mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ luyện tập của bạn đang không hợp lý.
- Dễ cáu gắt
- Khả năng phối kết hợp kém
- Ham muốn tình dục suy giảm
Vận động quá sức có hại thế nào?
Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu. Đã cho thấy việc lạm dụng, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch. Đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.
Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan. Đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.
Xương yếu đi
Do sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp, người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao. Thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortiso. Mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên vận động quá sức. Có chỉ số sinh hóa (biochemical markers) tương đương với người mắc chứng trầm cảm mạn tính. Không chỉ tương đồng về sự biến đổi quá trình tiết trytophan và serotonin mà cả người bị trầm cảm và người tập thể dục quá mức đều có những biểu hiện về hành vi giống nhau như dễ cáu gắt, mất ngủ, động lực kém.
Nguồn: Tổng hợp