Sốt co giật ở trẻ nếu không xử trí đúng và kịp thời sẽ gây biến chứng nặng cho não bộ. Dưới đây là chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa Nhi
Cha mẹ thường lo lắng, mất bình tĩnh khi trẻ sốt cao và kèm theo dấu hiệu co giật. Tuy nhiên cần nhận biết, đánh giá đúng tình trạng bệnh và xử lý đúng cách mới đảm bảo trẻ an toàn, được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng.
Đầu tiên về tâm lý, các bậc phụ huynh phải giữ bình tĩnh, không sợ hãi và thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
Đặt tư thế nằm phù hợp cho trẻ
Trẻ bị sốt cao co giật nên được đặt nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng. Nên loại bỏ vật cứng, vật sắc nhọn có thể gây tổn thương xung quanh. Đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên vì trẻ có thể bị nôn, lúc này chất nôn đi vào đường thở khiến trẻ ngạt thở.
Đồng thời cha mẹ cần nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo để trẻ dễ thở hơn. Dù co giật có thể khiến trẻ nghiến răng nhưng không dùng vật cứng ngáng miệng.
Dùng khăn ấm lau toàn thân giúp trẻ hạ sốt
Dùng khăn ấm lau toàn thân giúp trẻ hạ sốt
Sốt co giật ở trẻ: Làm mát đúng cách
Cách hạ sốt, làm mát tức thời cho cơ thể trẻ như sau:
Phụ huynh nên sử dụng khăn sạch, nhúng vào nước ấm và vắt sạch nước.
Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là các vùng nách và bẹn.
Cần lau liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật, lưu ý cần nhúng khăn ấm thường xuyên khi nước đã nguội bớt.
Hạ sốt cơ thể
Trẻ đang bị sốt cao và co giật không nên uống thuốc và nước để hạ sốt vì dễ gây sặc. Cách hạ sốt phù hợp lúc này là đặt thuốc vào hậu môn, thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với hàm lượng 10 – 15 mg/kg cân nặng.
Đưa trẻ đi thăm khám
Khi trẻ hết co giật, cha mẹ có thể tạm thời yên tâm. Song vẫn cần theo dõi xem trẻ có bị biến chứng rối loạn tri giác hay liệt chi hay không. Nên đưa trẻ đi cấp cứu để được kiểm tra. Điều trị sớm bệnh, đề phòng tái phát.
Nếu trẻ bị nghiến răng vào lưỡi, cha mẹ hãy chú ý đặt một chiếc khăn sạch mềm. Quấn lại thành hình trụ dài vào giữa hai hàm răng của trẻ. Việc này sẽ hạn chế việc chấn thương ở lưỡi do răng cắn vào. Cũng như thấm đờm dãi, tránh bị ngạt.
Điều trị sốt co giật ở trẻ theo nguyên nhân
Như đã trình bày ở trên, sốt cao không phải là bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng có thể do rất nhiều bệnh gây ra. Cần xác định chính xác nguyên nhân bệnh lý và điều trị triệt để. Đa số trường hợp sốt cao đi kèm với co giật ở trẻ là do nhiễm trùng nặng như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, sốt virus,…
Như vậy sau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đi kiểm tra để tìm nguyên nhân, điều trị theo phác đồ phù hợp. Sau sốt co giật, nên chăm sóc trẻ như sau để hạ sốt, phòng ngừa tái phát:
- Cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước hơn, ưu tiên nước cam, chanh hoặc nước điện giải.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa, cháo,… vừa dễ ăn vừa giúp trẻ phục hồi sức khỏe.
- Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên.
- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ.
Co giật do sốt ở trẻ ở trẻ sẽ để lại những di chứng nặng nề nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề sức khỏe này để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Theo medlatec