Tập luyện thể thao nhằm giúp duy trì và nâng cao sức khỏe bản thân. Nhưng khi tập quá sức hoặc không đúng kỹ thuật rất dễ dẫn đến nguy cơ gặp chấn thương thể thao rất cao. Ngày nay nhờ vào áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị nên hầu hết các chấn thương thường gặp đều có thể được phục hồi hoàn toàn. Cùng điểm qua các chấn thương có thể gặp phải trong khi tập luyện thể thao mà bạn cần lưu ý
Bong gân ở mắt cá chân
Bong gân mắt cá chân là khi các dây chằng hỗ trợ khớp đã bị giãn ra quá mức. Xảy ra chấn thương trong lúc người tập luyện thể thao bị té ngã và bàn chân bị lật vào trong, gây trật mắt cá.
Các dấu hiệu gồm:
- Mắt cá chân bị bầm tím, viêm và sưng tấy
- Không cử động được một chi hoặc khớp chân
- Khớp bị lỏng lẻo, không ổn định.
Bong gân ở mắt cá chân có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi, nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì vẫn có nhiều nguy cơ tái phát cao.
Bị Căng cơ
Căng cơ là một tình trạng cơ bị kéo. Chấn thương xảy ra khi cơ bị căng ra quá mức. Nghiêm trọng có thể dẫn đến rách cơ. Chủ yếu là ở phần cơ vai, bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới.
Các triệu chứng bao gồm như: bị đau, sưng, cơ bị yếu, khó hay gần như không thể sử dụng được phần cơ đó.
Chấn thương háng
Đây là trường hợp 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo hướng đùi trong. Chúng bị rách hay đứt khi chơi ở các môn thể thao cường độ cao giống như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ thấy cơn đau dữ dội ở phần vùng háng, đùi và hông lan xuống phần đầu gối. Sẽ làm bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển và đi lại, khó chạy nhảy hay thực hiện vặn mình.
Bạn cần băng ép và chườm đá vùng bị chấn thương. Đồng thời áp dụng phương pháp nghỉ ngơi hợp lý.
Chấn thương phần đầu gối
Do đầu gối có cấu tạo khá phức tạp và chúng phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên các khớp gối thường dễ bị chấn thương nhất. Chấn thương dây chằng ở đầu gối là tổn thương thường gặp nhất trong thể thao:
- Chấn thương dây chằng chéo trước: xảy ra khi vận động viên tiếp đất không đúng kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại quá nhanh hoặc bị va chạm trực tiếp vào phần đầu gối lúc đang vận động. Những người bị chấn thương rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy 1 tiếng bật. Sau đó sẽ thấy đầu gối mình rất đau, sung tấy và không thể cử động được nữa.
- Chấn thương dây chằng chéo sau: Lúc gặp phải một lực tác động mạnh sẽ làm cơ thể bị khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên phía đầu gối, làm bạn bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy ở chấn thương này là đau dữ dội ở vùng gối, đầu gối sưng và các khớp gối lỏng lẻo.
- Chấn thương dây chằng chéo giữa: Dây chằng chéo giữa sẽ bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên trong trường hợp thực hiện một động tác bị sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào phần đầu gối. Các triệu chứng thường thấy sẽ là đầu gối bị đau, sưng tấy và các khớp trở nên lỏng lẻo.
- Chấn thương xương bánh chè: khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru sẽ làm tổn thương phần mô. Các vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chấn thương này nhất.
Chấn thương phần vai
Sai khớp vai, viêm hay rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai bị đông cứng, tổn thương phần sụn viền khớp vai,… Đây đều là những chấn thương vai thường gặp ở người chơi thể thao.
Các triệu chứng gồm: bị đau, sưng, cứng khu vực vùng vai; không thể cử động được vai và cánh tay một cách bình thường, khớp vai bị biến dạng…
Gãy xương
Đây là tình trạng xương bị gãy do chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo các chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy ra thành nhiều mảnh.
Dấu hiệu của gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo ở dưới da khi chấn thương xảy ra; đồng thời vị trí chỗ xương gãy sẽ bị bầm tím; sưng đỏ và biến dạng. Làm cho bạn không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.
Viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân là tình trạng bị viêm cơ bàn chân; phần dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, nơi hỗ trợ vòm bàn chân.
Các triệu chứng thường gặp có thể là đau nhói vào mỗi buổi sáng khi rời khỏi giường; hay sau khi hoạt động.
Nguồn: tamanhhospital