Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu đối diện với những thay đổi lớn. Kèm theo đó là một số bệnh đi kèm. Dưới đây là 5 bệnh thường gặp trong quá trình mang thai.
1. Ốm ngén
Các triệu chứng có thể khác nhau. Hầu hết thai phụ sẽ cảm thấy buồn nôn nhưng không mệt mỏi. Trong khi đó những thai phụ khác thường bị nôn. Ốm nghén là do các hóc môn đang hỗ trợ cho thai nhi và nhau thai phát triển. Mặc dù những triệu chứng này làm thai phụ cảm thấy khó chịu. Nhưng sẽ không làm hại đến sự phát triển của thai nhi.
Bạn có thể khắc phục ốm nghén bằng cách:
- Ăn những bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên
- Ăn đồ ăn khô, đồ ăn nhẹ có chứa hợp chất Cacbon và Hidro suốt cả ngày
- Nghỉ ngơi thêm vào buổi sáng
- Muốn nghỉ ngơi suốt cả ngày
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, tránh uống rượu và cà phê
2. Mẹ bầu thường bị táo bón trong quá trình mang thai
Táo bón là một trong những bệnh phổ phiến nhất trong thai kỳ. Ảnh hưởng đến khoảng một nửa phụ nữ mang thai. Tử cung lớn dần gây áp lực lên ruột thấp (trực tràng) và các hóoc môn trong thai kỳ làm chậm tiêu hóa. Điều này có nghĩa thực phẩm phải mất nhiều thời gian để chuyển hóa khi ở trong cơ thể.
Một chế độ ăn uống với các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Bao gồm rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc và bánh mỳ- có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên là cách tốt để kích thích ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
3. Kiểm soát đau nhức trong thai kỳ
Thai phụ có thể gặp phải các chứng đau đầu nhẹ và đau nhức khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc giảm đau đều có thể sử dụng được trong thai kỳ.
Thuốc chống viêm không chứa chất kích thích steroid (NSAIDs). Chẳng hạn như Ibuprofen không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Những loại thuốc này có thể gây sẩy thai trong giai đoạn đầu. Sinh non và có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Thuốc Aspirin không được khuyến cáo sử dụng để giảm đau vì loại thuốc này có thể tăng nguy cơ chảy máu.
Thuốc giảm đau có chứa Codeine có thể gây ra vấn đề khó thở cho thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ và chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong giai đoạn đầu của thai kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, thuốc Paracetamol là an toàn để sử dụng ngắn hạn trong suốt thai kỳ. Dược sĩ có thể tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp để sử dụng.
4. Ho và cảm lạnh là 2 triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì cảm lạnh trong thai kỳ. Hãy chắc chắn tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào không kê theo đơn. Nhiều loại thuốc sẽ chứa Antihistamines hoặc Codeine mà không được sử dụng trong thai kỳ.
Bạn có thể thử các liệu pháp thay thế như nhẹ nhàng hít một hơi nước muối đã chuẩn bị sẵn để giảm tắc nghẽn. Hoặc dùng Linctus khi bị ho liên tục. Paracetamol sẽ giúp giảm đau đầu.
5. Các biến chứng ngoài da và phát ban
Nhiều phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi làn da trong thai kỳ. Hầu hết những sự thay đổi này được gọi là “thay đổi sinh lý”. Có nghĩa những sự thay đổi này là bình thường và đi liền với việc mang thai.
Những thay đổi đó bao gồm:
- Tăng sắc tố, hoặc sậm hơn ở vùng núm vú và bộ phận sinh dục
- Tăng sắc tố ở đường sẫm giữa bụng (đường Linéa nigra ), kéo dài từ rốn đến xương mu
- Suy giãn tĩnh mạch chân
- Thai phụ có thể cũng bị ảnh hưởng chứng phát ban như bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Kem dưỡng ẩm như kem chống dị ứng Calamine là an toàn sử dụng để làm dịu làn da. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng kem có chứa chất steroid.
Có một số loại phát ban chỉ xảy ra trong thai kỳ, được gọi là viêm da thai kỳ.
Đó là tình trạng da phổ biến trong thai kỳ và viêm da thai kỳ là hiện tượng các nốt sần đỏ xuất hiện rải rác khắp toàn thân và chủ yếu tập trung ở vùng bụng và đùi. Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối thai kỳ nhưng không gây hại cho người mẹ và thai nhi.
Loại phát ban này làm xuất hiện những chấm đỏ ngứa chủ yếu ở cánh tay, chân và thân, có thể xuất hiện vào giữa hoặc cuối thai kỳ. Liệu pháp kháng Histamine đơn giản sẽ làm mất những chấm đỏ này vài tuần sau khi sinh.
Thai phụ có thể bị ngứa nhưng không phát ban. Hiện tượng này được gọi là bệnh ngứa là kết quả của vàng da sinh lý.
Nguồn: imom.vn