Mất:3 phút, 44 giây để đọc.

Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ cần dựa theo các dấu hiện điển hình của bệnh tích. Dưới đây là cách chữa trị bệnh hiệu quả từ chuyên gia

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị.

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng trẻ em là tổn thương da, niêm mạc ở các vị trí: niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân… có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh chân tay miệng theo cấp độ

Độ 1

Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

Độ 2

Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

Độ 2a

Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2b:

Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

+ Nhóm 1

  • Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:
  • Ngủ gà
  • Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)
  • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

+ Nhóm 2

  • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
  • Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
  • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
  • Sốt rét
  • Trẻ có thẻ bị sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Độ 3

  • Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
  • Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
  • Tăng trương lực cơ.

Độ 4

  • Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc
  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.

Điều trị bệnh chân tay miệng cấp độ 1 có cần nhập viện không?

Đa số các trường hợp độ 1 có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, độ 1 cần phải nhập viện khi có một trong các dấu hiệu nặng:

  • Sốt cao > 39 độ C
  • Sốt trên 3 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều.
  • Trẻ ngủ gà.
  • Bạch cầu máu > 17.000/mm3.

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Độ 1 là bệnh tay chân miệng thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, nếu trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ.

Hạ sốt bằng Paracetamol 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh kích thích.

Tái khám sau mỗi 1 – 2 ngày, liên tục trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh. Hoặc trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày liên tục cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Hoặc cần khám ngay khi có dấu hiệu (độ 2a trở lên) như:

  • Sốt cao ≥ 39 độ C.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Giật mình khi ngủ, lừ đừ, run tay chân, quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ, nôn.
  • Co giật, hôn mê.
  • Đi loạng choạng.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

Theo vinmec