Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể nhận biết qua các dấu hiệu điển hình. Trong bài viết này, chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn
Hiện nay y văn thế giới vẫn chưa có đủ thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng rối loạn này có thể liên quan tới các hóa chất trong não. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh.
Dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Không tập trung:
Dễ dàng bị phân tâm, không làm theo hướng dẫn, không hoàn tất việc học hay công việc nhà, dễ mất tập trung, có rắc rối với công việc của tập thể hoặc không thích, tránh né các nhiệm vụ đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài.
Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn của thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập ở lớp
Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ rối loạn tăng động kém chú ý thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về kỹ năng đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động kém chú ý cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
Xem thêm: Ngủ ngáy ở trẻ em: Khi nào cần đi khám và những điều mẹ cần biết
Hiếu động thái quá, tăng động:
- Luôn đi lại, di chuyển
- Nói chuyện quá nhiều
- Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt
- Ngọ nguậy không yên khi phải bắt buộc ngồi một chỗ
- Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các tình huống không phù hợp
- Không thể im lặng chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí
- Thỉnh thoảng bật ra câu trả lời trước khi người khác hỏi xong câu hỏi
- Can thiệp vào chuyện của người khác.
- Bốc đồng:
- Có thể hành xử một cách nguy hiểm mà không cần quan tâm đến hậu quả.
- Hay quậy phá, dễ nổi giận, rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
Các triệu chứng khác
- Không giao tiếp với bạn bè: trẻ thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
- Gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc: trẻ thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
Ai dễ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
- Di truyền
- Môi trường
- Sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai
- Chấn thương não
- Sinh non hoặc sinh nhẹ cân
Theo Vinmec