Mất:3 phút, 38 giây để đọc.

Chất cay giúp người dùng tăng khẩu vị. Tuy vậy, chất này cũng gây kích thích đáng kể và không phải ai cũng thích hợp để dùng. Vậy phụ nữ mang thai ăn cay có thích hợp không?

1. Phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, trong tình huống mẹ và bé đều khỏe mạnh. Vấn đề ăn cay trong thai kỳ nhìn chung không gây hại gì. Tuy nhiên nếu ăn cay không đúng cách hoặc lạm dụng nhiều. Thì cơ thể người mẹ có thể sinh ra phản ứng khó chịu. Điển hình như tổn thương vị giác ở lưỡi, nóng dạ dày, nội nhiệt, tiêu hóa kém…

Vậy rốt cuộc bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng nếu như cách chế biến hợp lý và ăn uống tùy theo tình trạng sức khỏe. Thì việc ăn cay sẽ vẫn đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Không những vậy, việc mẹ ăn cay còn có thể hỗ trợ nuôi dưỡng cảm nhận về vị cay của thai nhi.

Mặc dù mẹ bầu có thể ăn cay nhưng trong một số trường hợp đặc thù thì nên hạn chế tối đa. Chẳng hạn với người từng bị sảy thai hoặc sinh non trước đó. Do vị cay của gia vị như ớt, tiêu, tỏi… đều có tính kích thích mạnh. Có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Và làm tăng nguy cơ lại bị sảy thai hay sinh non lần nữa.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu dễ bị táo bón cũng không nên ăn quá nhiều. Đồ cay để tránh làm tăng nội nhiệt trong người. Một khi tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn thì mẹ phải dùng nhiều sức khi đại tiện. Lúc này áp lực lên vùng bụng cũng tăng theo, dễ gây thiếu máu cho thai nhi bên trong tử cung. Từ đó dẫn đến các hiện tượng bất lợi như huyết áp tăng cao, sinh non, dị tật thai nhi…

2. Bầu ăn cay được không và khi nào sẽ nguy hiểm?

Ngoài quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì người mẹ cũng cần chú ý tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang mắc những bệnh sau đây thì việc ăn cay càng phải theo chế độ cẩn trọng hơn. Nếu cần, mẹ bầu phải kiêng luôn các loại gia vị cay.

2.1. Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tim mạch

Capsaicin là một chất tạo ra vị cay, hiện diện trong ớt. Capsaicin có thể khiến cho lượng máu tuần hoàn tăng lên đột ngột, làm tim đập nhanh. Vì vậy, nếu trong một lúc mà mẹ bầu ăn quá nhiều món cay có chứa chất này. Sẽ tăng nguy cơ suy tim cấp tính, nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột tử.

2.2. Mẹ bầu bị trĩ

Capsaicin có thể gây kích thích, khiến cho tĩnh mạch búi trĩ bị sưng phù và sung huyết. Làm tình trạng bị trĩ càng nặng, thậm chí có thể gây mưng mủ cả vùng hậu môn. Ngoài ra, việc ăn cay nhiều cũng dễ bị táo bón hơn, đặc biệt mẹ bầu đang bị trĩ thêm nhiều đau đớn, bất tiện và khó điều trị.

2.3. Mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm giác mạc

Ăn cay không kiểm soát rất dễ gây nội nhiệt, sung huyết các niêm mạc. Mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ hoặc viêm giác mạc nên hạn chế các món cay. Bên cạnh đó, khi nhu động dạ dày, đường ruột bị kích thích mạnh do vị cay cũng dễ gây tiêu chảy, đau bụng khi mang thai và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của chức năng tiêu hóa.

2.4. Phụ nữ mang thai có vấn đề về thận

Cũng tương tự các chất khác khi được hấp thu vào cơ thể, capsaicin cũng sẽ bị thải ra ngoài thông qua thận. Vì vậy nếu chất này được dung nạp quá nhiều sẽ gây tổn thương cho tế bào thận, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến thay đổi chức năng thận, gây ra chứng suy thận.