Ngày này bệnh máu nhiễm mỡ đã có xu hướng tăng lên ở nước ta. Bệnh gây ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và ăn uống của chúng ta rất nhiều. Đặc biệt khi mắc bệnh chúng có những biểu hiện thầm lặng. Chính về thế mà nhiều người chủ quan về sự nguy hiểm của nó. Vậy để phòng bệnh chúng ta cần sử dụng hay bổ sung những chất gì. Cùng xem chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh máu nhiễm mỡ bạn nên biết.
Bệnh gan nhiễm mỡ diễn ra như thế nào
Bệnh mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số bị rối loạn (tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL hoặc giảm HDL…).
Thống kê sơ bộ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy có khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25 – 74 bị rối loạn mỡ máu. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, số người có tỷ lệ mỡ máu cao lên tới 44% – 45%.
Trước ảnh hưởng của lối sống hiện đại, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… cộng với việc không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là yếu tố chính khiến bệnh mỡ máu ngày càng tăng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khoa học là khuyến cáo hàng đầu trong dự phòng và điều trị máu nhiễm mỡ.
Thưc phẩm dành cho người bị gan nhiễm mỡ
Rau củ quả các loại
Rau xanh chứa hàm lượng vitamin C cao có thể làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra rau xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, từ đó làm giảm lượng cholesterol máu. Nhiều loại rau củ chứa chất xơ hòa tan như: quả bí, khoai tây nướng, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, chà là, đậu khô, đậu lăng,..
Ngũ cốc và yến mạch
Trong ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào hiệu quả trong việc giảm cholesterol xấu rất tốt cho người máu nhiễm mỡ.
Yến mạch giúp giảm mỡ máu (Nguồn: Internet)
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để hấp thu chất xơ. Yến mạch chứa Beta glucan – một loại chất xơ hòa tan giúp làm giảm cholesterol máu.
Trái cây giúp giảm máu nhiễm mỡ
Táo chứa hàm lượng lớn pectin – một loại chất xơ hòa tan. Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, việc bổ sung chất xơ hòa tan vào chế độ ăn sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch, giảm nồng độ cholesterol xấu tốt hơn việc chỉ áp dụng chế độ ăn ít chất béo. Bổ sung táo hàng ngày có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL xuống 10% chỉ trong 6 tuần. Bạn có thể cắt nhỏ táo trộn với yến mạch để tạo vị ngọt – một bữa sáng dinh dưỡng tốt cho người mỡ máu cao.
Ngoài ra, pectin còn có trong cam, dâu, nho, trái cây họ cam chanh, bưởi,…
Sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa đậu nành
Trong đậu nành có nhiều chất tự nhiên giúp giảm cholesterol như chất ức chế trypsin, axit phytic và saponins. Những chất này hoạt động tương tự như chất xơ hòa tan trong yến mạch và táo. Hầu hết những người huyết áp cao bổ sung đậu nành trong chế độ ăn một thời gian đều thấy giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu như nhức đầu, tức ngực, chóng mặt…
Sử dụng các loại dầu thực vật giúp làm giảm mỡ máu
Ví dụ: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạt cải hay dầu hướng dương,…
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng với người bệnh máu nhiễm mỡ. Ngoài việc giảm nguy cơ khiến bệnh tiến triển xấu đi, dự phòng nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Còn giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe đẹp.
Xem thêm: cập nhật tin tức dinh dưỡng
Theo: thaythuocvietnam.vn