Những cách để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ (P1)
Mất:3 phút, 37 giây để đọc.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng cách tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, và theo dõi mức đường huyết. Điều này sẽ giúp giữ mức đường huyết nằm trong mức ấn định giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Điều đó cũng sẽ giúp các mẹ bầu quản lý việc tăng cân của mình khi mang thai.

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để giúp bạn giữ đường huyết nằm trong mức ổn định. Và để cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai của bạn. Cũng như việc tăng cân của bạn một cách có lợi cho sức khỏe khi mang thai.

Việc ăn uống lành mạnh dành cho bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm việc lựa chọn đúng loại. Và đủ lượng thực phẩm chứa chất tinh bột và đường. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng.

2. Lựa chọn đúng loại và đủ lượng thực phẩm chứa chất tinh bột và đường

Thực phẩm chứa chất tinh bột và đường là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể của bạn. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Những thực phẩm này bao gồm bánh mì và ngũ cốc, ngũ cốc, rau chứa chất tinh bột, trái cây, các loại đậu, sữa chua và sữa. Để kiểm soát mức đường huyết của bạn. Bạn cần ăn đúng loại và đủ lượng thực phẩm chứa chất tinh bột và đường.

Ăn một ít thức ăn chứa chất tinh bột và đường trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ. Lựa chọn tốt nhất là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI). Thực phẩm chứa chất tinh bột và đường có chỉ số GI thấp bao gồm bánh mì có nhiều hạt, yến mạch chà dẹp, cháo ngũ cốc với sữa tự nhiên, mì, gạo trắng. Hoặc nâu có chỉ số GI thấp, sữa, sữa chua, các loại đậu và đa số các loại trái cây.

Chia đều thực phẩm chứa chất tinh bột và đường ra ba bữa ăn nhỏ và hai hay ba bữa ăn nhẹ. Điều này có thể giúp giữ mức đường huyết trong mức ấn định và duy trì mức năng lượng của bạn. Một lượng lớn thực phẩm chứa chất tinh bột và đường trong bất kỳ một bữa ăn. Hoặc ăn nhẹ nào có thể khiến mức đường huyết tăng quá cao.

Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn về lượng chất tinh bột và đường phù hợp với bạn.

Tránh thực phẩm và thức uống có nhiều đường phụ gia và có ít giá trị dinh dưỡng. Chẳng hạn như nước ngọt, nước ngọt trái cây, bánh ngọt, bánh quy và bánh kẹo.

3. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Ăn ít chất béo bão hòa bằng cách chọn các loại thịt nạc, thịt gà không da và thực phẩm từ sữa ít béo. Và tránh thức ăn nấu sẵn mang về và thực phẩm đã chế biến. Ăn một lượng nhỏ chất béo lành mạnh. Chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải, các loại quả hạch không ướp muối, hạt và trái bơ.

4. Ăn hàng loạt các loại thực phẩm bổ dưỡng

Trong khi mang thai, cơ thể của bạn cần thêm chất dinh dưỡng bổ sung. Bao gồm canxi (chất vôi), chất sắt và folate, để giúp con của mình phát triển. Ăn hàng loạt các loại thực phẩm bổ dưỡng. Bao gồm các loại rau, trái cây, thịt nạc, các loại thực phẩm từ sữa ít béo và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc. Có thể giúp bạn đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng bổ sung này.

An toàn thực phẩm cũng là điều quan trọng trong quá trình mang thai. Nên tránh các loại thực phẩm có nhiều nguy cơ như thịt chế biến, thịt chưa nấu chín, hải sản lạnh, trứng sống, pho mát mềm và rau quả và xà lách đã được chuẩn bị trước.

Nguồn: imom.vn