Mất:3 phút, 25 giây để đọc.

Viêm gan E tuy không nguy hiểm bằng các thể viêm gan virus khác. Nhưng vẫn sẽ mang tới những hệ lụy khó lường nếu người bệnh không chữa trị kịp thời.

1. Viêm gan E là tình trạng gì?

Viêm gan E là một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus HEV (Hepatitis E). Virus này được tìm thấy lần đầu tiên tại New Delhi, Ấn Độ sau một đợt đại dịch. Đến nay, viêm gan E đã lan truyền ra nhiều quốc gia khác và là căn bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là những nước có môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh, thực phẩm nhiễm độc,…

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nhiễm viêm gan E tương đối cao. Người bệnh viêm gan E có hệ miễn dịch tốt sẽ có thể khỏi bệnh sau khoảng 4-5 tuần. Tuy nhiên, những người bệnh có đề kháng yếu sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tiến triển thành xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tỷ lệ tử vong dao động từ 1-3% đối với người trưởng thành và từ 10-30% đối với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.

2. Triệu chứng của viêm gan E

Viêm gan E cấp tính:

Khi tình trạng bệnh khởi phát cấp tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện giống như người bị cảm cúm thông thường. Ví dụ như sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, cơ thể uể oải, đau cơ khớp, mệt mỏi. Chính những biểu hiện này khiến người bệnh dễ dàng nhầm lẫn và bỏ qua cơ hội điều trị ở giai đoạn đầu.

Viêm gan E mãn tính:

Khi tình trạng viêm gan E kéo dài hơn 6 tháng; người bệnh sẽ bước vào giai đoạn mãn tính. Đây là lúc chức năng gan đã bị ảnh hưởng nhất định; khiến người bệnh có các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, vàng móng; nước tiểu sẫm màu do nồng độ bilirubin tăng cao; phân bạc trắng, ngứa ngáy ngoài da; sụt cân nhanh chóng và cảm thấy đau nhức ở khu vực hạ sườn phải.

Khi gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất; để được làm xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.

3. Nguyên nhân vì đâu mắc viêm gan E?

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn mắc phải chứng bệnh này, điển hình như:

  • Thực phẩm hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm virus khi nguồn nước tưới tiêu nhiễm virus trong rác thải; nước thải khi mưa lũ về.
  • Ăn phải thịt chưa chế biến chín của các loài động vật nhiễm bệnh.
  • Không vệ sinh tay, chân sau khi tiếp xúc với chất thải của người bệnh.

4. Điều trị như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần nhập viện, chỉ cần người bệnh có một hệ miễn dịch tốt. Do đó, hãy trang bị cho mình một sức đề kháng mạnh mẽ để chống lại căn bệnh này, bằng cách bổ sung thêm những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao, chọn mua thực phẩm từ những cơ sở uy tín, ăn chín uống sôi, lắp đặt máy lọc nước để sử dụng nước sạch, và giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay cẩn thận trước khi ăn.

Trong trường hợp bị viêm gan E cấp tính và mãn tính, hoặc phụ nữ mang thai nhiễm virus HEV thì nhập viện sẽ là việc người bệnh phải cân nhắc. Do hiện nay chưa có phương pháp điều trị hay loại thuốc đặc hiệu nào được sử dụng để kháng lại virus, người bệnh sẽ cần phải thường xuyên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh sử dụng các loại thuốc gây tổn thương gan như acetaminiphen, và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian trị bệnh.

Nguồn: nhathuoc365.vn