Mất:4 phút, 17 giây để đọc.

Măng đã khá quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt. Món ăn bình dị này lại được rất nhiều người ưa chuộng và chế biến được nhiều món ăn ngon. Măng có giá trị dinh dưỡng cao và ngon liệu bà bầu thì có ăn được không ? Hôm nay hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì không và giá trị dinh dưỡng từ măng nhé!

Giá trị dinh dưỡng của măng

Thành phần dinh dưỡng của những loại măng thường dùng khá nhiều và đa dạng. Măng tươi và măng luốc chín muối chua thì có những thành phần khác nhau nhưng chủ yếu là các loại sau đây :

Trong 100g măng tre tươi có 92g nước, 1,7g protid, 1,7g glucid, 4,1 g là chất xơ (xenluloza). Trong 100g măng nứa tươi có 92g nước, 1,9g protid, 1,7g glucid, 3,9g chất xơ. Trong 100g măng vầu tươi có 91 g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ. Trong 100g măng ngâm chua có 92,8g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ. Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của việc ăn măng

Măng có nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ngon. Măng có khả năng kiểm soát cholesterol: Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

Kháng khuẩn: chắc ít người biết măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc tính này khiến măng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh do vi khuẩn và virus. Thật là một thực phẩm tốt cho sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua.

Bà bầu ăn măng

Chống ung thư: Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư.

Chống viêm:  Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét

Giúp giảm cân:  Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

Tốt cho tim: Măng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen, kali có lợi cho tim.

Chữa các vấn đề hô hấp: Măng tre rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản.

Chữa vấn đề dạ dày: Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón.

Tăng cường miễn dịch: Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể
Tốt cho người ăn kiêng: Măng chứa lượng lớn chất xơ, không chỉ làm giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột.

Bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì không?

Măng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Thế nhưng bà bầu có nên ăn măng lại là câu hỏi cần được giải đáp. Nếu bà bầu ăn măng, glucozit vào dạ dày sẽ bị phân hủy sinh ra acid xyanhydric. Khi cơ thể bà bầu không chịu nổi chất độc, acid này sẽ bị tống ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Theo các chuyên gia, trong măng tươi có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit sinh ra acid xyanhydric.

ba_bau_kho_vi_kieng_20115554_snlk

Nguy cơ đầy bụng

chất xơ chứa trong măng là 2.56%. Lượng chất xơ này sẽ làm cho bà bầu bị đầy hơi, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đầy bụng, ợ hơi sẽ trở nên trầm trọng nếu như mẹ đang bị ốm nghén.

Nguy cơ bị ngộ độc

bà bầu có được ăn măng không? Có lẽ mẹ nên chú ý vì măng có chứa độc tố glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân phủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ. Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng để mẹ bầu nhận biết như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp nếu bị nặng có thể gây tử vong.

Gây thiếu máu:

Sắt là một trong những dưỡng chất cần được mẹ bầu dung nạp trong suốt quá trình mang thai. Thế nhưng khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu dễ gây thiếu máu ở bà bầu.

Trong măng tươi có chưa một độc tố cyanide sẽ làm ảnh hưởng tới chuỗi hô hấp làm vô hiệu hóa enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu. Trên đây là giải đáp thắc mắc bà bầu ăn măng có ảnh hưởng gì không và giá trị dinh dưỡng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin cho bạn đọc.

Phan Nhàn – Tổng Hợp